Những ưu điểm và nhược điểm khi nuôi yến trong nhà lấy tổ

Những ưu điểm và nhược điểm khi nuôi yến trong nhà lấy tổ

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

Nuôi yến trong nhà lấy tổ có những thuận lợi và khó khăn như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu:

Tổ yến sản phẩm được xếp vào hàng “quý” nếu như vào ngày xa xưa chỉ có những bậc vua chúa mới được thưởng thức sản phẩm chất lượng này. Bởi tổ yến còn được cho là chứa các khoáng chất như canxi, sắt, kali, phốt pho và magie giúp bổ phổi, cường thân, tăng cường hệ miễn dịch, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào, giúp người bệnh nhanh phục hồi, thậm chí còn hỗ trợ bệnh nhân AIDS chống lại virus HIV…Và nguồn lợi thu được từ những sản phẩm này lên tới hàng tỷ đồng.

     Bài Nên Đọc:
   . Có nên sử dụng hóa chất trong nhà nuôi yến
   . Có nên phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà lấy tổ

nuôi yến trong nhà lấy tổ
 Những ưu điểm và nhược điểm khi nuôi yến trong nhà lấy tổ

Chính vì những tác dụng và nguồn lợi như vậy nên những căn nhà Yến được ồ ạt dựng lên. Một số rất thành công,đạt doanh thu hàng chục đến trăm triệu đồng mỗi tháng. Tuy nhiên việc nuôi chim yến đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, thời gian dụ yến lâu dài và đặc biệt là không thể cho yến ăn bằng thức ăn nhân tạo do bản chất chim yến hoang dã và chỉ có thể bắt côn trùng khi đang bay, không biết cách dụ yến nên nhiều ngôi nhà yến với mức đầu tư hàng tỷ đồng nhưng sau 1,2 năm vẫn chưa có thu hoạch hoặc có nhưng rất ít.

nuôi yến trong nhà lấy tổ
 Nuôi yến trong nhà lấy tổ

Những căn nhà Yến thành công trong khắp cả nước đã chứng minh cho những giá trị kinh tế và tiềm năng to lớn mà một căn nhà Yến mang lại. Giá Yến tổ trắng thô trung bình trên thị trường vào khoảng 35 triệu/kg. Nếu xây dựng căn nhà Yến bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật, trung bình sau 1 đến 2 năm có thể đạt mức thu hoạch 1kg/tháng. Nhưng thông thường đây là những căn đầu tiên xây dựng tại khu vực.Mỗi năm chim Yến sinh sản 2-4 lần,mỗi lần trung bình 2 trứng, tùy vào điều kiện thời tiết khí hậu, nơi ở..Và với đặc tính chung thủy của chim Yến, người nuôi yến trong nhà lấy tổ có thể chắc chắn sau 1 năm số lượng chim trong nhà sẽ tăng trưởng từ 2 đến 4 lần.

nuôi yến trong nhà lấy tổ
 Những căn nhà Yến thành công trong khắp cả nước

Bên cạnh đó còn mắc một số nhược điểm về quan niệm, sai kỹ thuật, nguồn vốn đầu tư chưa hợp lý, do quy mô địa điểm chưa phù hợp và quản lý không hợp lý. Một số người không hiểu rõ bản chất của nghành nuôi chim Yến nên quá kỳ vọng vào một mức doanh thu cao, hoặc lợi nhuận thu về trong một thời gian ngắn. Nên khi chim Yến vẫn đang trong quá trình thăm dò, hay chưa đến mùa chim sinh sản mạnh, thời tiết xấu, không ổn định,những trường hợp này thường tự ý thay đổi bố trí nhà Yến, thay đổi tiếng chim,thường xuyên ra vào…

nuôi yến trong nhà lấy tổ
 Quy mô nuôi yến trong nhà lấy tổ

Có rất nhiều trường hợp mắc phải lỗi này. Ngành nuôi yến trong nhà lấy tổ phát triển, nhu cầu xây dựng nhà nuôi chim nhiều.Và kiến thức của chủ đầu tư còn nhiều hạn chế. Lợi dụng điểm đó, rất nhiều cá nhân dù biết sơ qua một vài mô hình nhà nuôi Yến đã mạnh dạn lập công ty hay tự đứng ra nhận xây nhà nuôi chim Yến. Nhưng những cá nhân này và cả khách hàng không biết rằng phần xây dựng lắp đặt chỉ là phần căn bản, là kiến thức phổ thông, chiếm 50% tỉ lệ thành công. Khi gặp trường hợp khó khăn như chim về ít, tỉ lệ ở không đạt…thì chính kinh nghiệm mới là điểm mấu chốt để khắc phục.

nuôi yến trong nhà lấy tổ
 Nuôi yến chất lượng

Ở những vùng mật độ chim thưa, lượng chim trung bình thấp, hay khu vực nhiều chim nhưng cũng đã có quá nhiều nhà nuôi Yến. Xây dựng những căn nhà Yến diện tích lớn là hoàn toàn sai lầm. Những căn nhà Yến có diện tích trung bình 200m2, nếu chim ở đạt đến mức tối đa thì thu hoạch hàng tháng lên đến 5kg tổ thô,một con số không dễ dàng đạt được. Nếu xây dựng một diện tích lớn hơn phát sinh quá nhiều chi phí, công quản lí mà phần diện tích dư thừa nhiều….

nuôi yến trong nhà lấy tổ
 Công nghệ nuôi yến trong nhà

Đây là những ưu điểm nhược điểm cơ bản trong quá trình nuôi yến trong nhà lấy tổ. Bạn có thể tham khảo thêm nhiều nữa để có những hướng khắc phục nhược điểm. Sẽ thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của quá trình nhân giống và nâng cao hiệu quả sản phẩm mang lại.

Lượt xem:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét


BÀI VIẾT MỚI